Thằng Người Gỗ
Thằng Người Gỗ
Tác giả: Carlo Collodi
Dịch giả: Bửu Kế
Nguồn: giaitrimang.com
Bức thư thay lời tựa
Nguyên tác: Les Aventures de Pinocchio
People of all ages in many lands
Have been captivated by these joyful
Sorrowful, and amazing adventures
Mọi người trên các nước, bất cứ
vào tuổi nào, cũng phải say mê những
chuyện phiêu lưu ly kỳ lý thú vui buồn lẫn lộn này.
Bức thư thay lời tựa
Huế, ngày ….
Em Bích nô cô.
Lúc bố Gia Bích dùng mảnh gỗ để chạm trổ thân hình em, bố có ý định sẽ đem Em gái đi khắp các nước trên thế giới, biểu diễn lấy tiền nuôi thân và mua rượu uống.
Cái ý định ấy đã theo thời gian biến thành sự thật. Em từng chu du khắp khắp các nơi, nói được nhiều thứ tiếng, và ngày nay Em gái nói thêm một thứ tiếng Việt Nam.
Tuy sinh trưởng đất Ý, nhưng Em gái đã vượt qua không biết bao nhiên biên cương để trở thành một trẻ Em gái quốc tế.
Ta gặp Em gái trong tủ kính một nhà hàng sách, một buổi chiều tà. Hai tai nhỏ xíu, cái mũi dài thòng, cái điệu bộ ngây ngô của em, khiến ta buồn cười.
Tối hôm ấy, ta say mê với cuộc đời phiêu lưu của em, mãi đến gà gáy sáng mới đi ngủ.
Ta hồi hộp khi Em gái bị bọn cướp đuổi bắt, ta đau đớn khi Em gái bị treo lên cành cây, ta tức giận và thương tâm lúc Em gái trốn nhà đi theo thằng Bạch Lạp để đến nỗi phải mang nặng kiếp lừa. Cuối cùng, ta sung sướng và cảm động đến rơi nước mắt khi Em gái không quản khó nhọc, hết sức làm việc để nuôi bố và bà Tiên tóc xanh, thoát khỏi kiếp “người gỗ” để trở thành một đứa bé ngoan ngoãn dễ thương.
Một điều mà ta vững lòng tin tưởng ở Em gái là lương tâm của Em gái bao giờ cũng vẫn tốt. Như Bà Tiên tóc xanh đã nói: “Những đứa bé có lương tâm, thì dù đôi khi chúng nó quen thói làm bậy đi nữa, nhưng bao giờ cũng vẫn hy vọng đưa vào con đường ngay thẳng”.
Chép lại cuộc đời phiêu lưu của em, ta ước ao những trẻ Em gái nước Việt thân mến của ta sẽ bắt chước những đức tính tốt, đề phòng những điều lầm lỗi của em, nghe theo những lời khuyên nhủ khôn ngoan của Dế Mèn, những lời dạy bảo của bà Tiên tóc xanh; xa lánh chú Chồn, chú Mèo điêu xảo và thằng Bạch Lạp biếng lười.
Được như thế, ta cũng đã mãn nguyện lắm rồi, không còn dám trông mong gì hơn nữa.
BỬU KẾ
Vài lời về tác giả
Nguyên tác: Les Aventures de Pinocchio
Carlo Lorenzini, biệt hiệu COLLODI, người nước Ý (tỉnh Florence), sinh năm 1826 và mất năm 1890.
Ông vừa là nhà văn, nhà báo, vừa là một nhân viên cao cấp trong Chính phủ, đã từng được thưởng Quân công bội tinh.
C. Collodi sáng lập ra tờ báo trào phúng Le Lampion và tờ Scaramouche. Ông còn trợ bút cho nhiều tờ báo và tạp chí khác.
Ông đã xuất bản các sách: «Tiểu thuyết trên xe lửa», « Giannettino », « Mắt và Mũi », « Những truyện vui », « Bút ký lý thú » và nhất là quyển « Bích nô cô » truyện một thằng người gỗ, đã làm cho ông nổi tiếng.
Quyển « Thằng người gỗ » đã được dịch ra rất nhiều thứ tiếng trên thế giới, được độc giả hết sức hoan nghênh và đã trở thành một quyển sách giáo khoa quốc tế ( Universal classic).
Họa sĩ Walt Disney, đã dùng ngòi bút tài tình để đưa truyện « Thằng người gỗ » này lên màn ảnh, trong một phim hoạt họa rất giá trị.
Chương 1
Trong những trường hợp nào lão thợ mộc Bố Anh Đào đã kiếm được mảnh gỗ vừa khóc vừa cười như một đức trẻ.
Ngày xưa có ….
Một ông vua … Chắc các Em gái sẽ đồng thanh la lên thế …
Các Em gái lầm! phải đâu! Ngày xưa có một mảnh gỗ …
Không phải là một mảnh gỗ quý, mà là một mảnh gỗ thường, mảnh gỗ đến mùa đôhng bỏ vào lò đốt để sưởi ấm nhà.
Thật ra tôi cũng chẳng biết việc xảy ra thế nào nữa. Tự nhiên một hôm, người ta trông thấy một mảnh gỗ trong hàng của lão thợ mộc đã già. Tên lão là Ân Toan, nhưng mọi người thường gọi lão là bố Anh Đào, vì đầu chót mũi của lão đỏ như quả anh đào chín.
Trông thấy mảnh gỗ, bố Anh Đào trở nên vui vẻ. Bố thích quá, hai tay xoa vào nhau và bảo thầm:
-Mảnh gỗ rõ hợp thời! Mình dùng để tiện một cái chân ghế chơi!
Nói sao thì làm vậy. Bố liền lấy một cái búa thật sắc định đẽo mảnh gỗ. Nhưng lúc bố sắp chặt xuống một lát, tay bố bỗng dừng lại vì bố vừa nghe một giọng nho nhỏ van lơn:
-Chao ôi! Đừng chặt mạnh quá!
Các Em gái thử tưởng tượng bố Anh Đào ngạc nhiên đến bực nào!
Bố nhìn khắp nhà xem tiếng nói ấy từ đâu mà ra. Nhưng nào bố có trông thấy gì!
Bố nhìn xuống dưới ghế. Chẳng có gì lạ.
Bố nhìn vào trong tủ. Tủ vẫn đóng và cũng chẳng có gì lạ!
Bố nhìn vào trong thùng đựng diêm báo và mạt cưa. Cũng chẳng có gì lạ!
Bố vừa gãi đầu vừa cười:
-Thôi lão hiểu rồi đấy! cái tiếng nho nhỏ ấy chỉ do trí tưởng tượng của lão mà ra. Thôi! việc lão, lão lo làm cho rồi.
Bố đưa cái búa lên, bổ mạnh vào mảnh gỗ một cái. Tiếng nói lại rền rĩ:
-Chao ôi! Bố làm tôi đau quá!
Lúc này bố Anh Đào sửng sốt … Hai con mắt nhu muốn rơi ra ngoài, mồm há hốc, lưỡi lè ra. Bố vừa run vừa nói:
-Cái tiếng ấy ở đâu thế nhỉ? Ai bảo “chao ôi” đó? Vì ở đây có ma noà đâu? Không lẽ một mảnh gỗ mà vừa khóc, vừa la như một đứa bé được! Vô lý! Đây! Mảnh gỗ đây! Nó chỉ là một thứ củi để đun vào bếp. Ai mà ẩn núp trong này được! Chao ôi! Nếu có ai ẩn núp cnũg mặc nó. Việc mình, mình làm.
Nói thế rồi hai tay bố Anh Đào cầm lấy mảnh gỗ quật mạnh xuống đất một cái, không chút xót thương. Đoạn bố lắng tai nghe thử cái tiếng ấy có còn rên rĩ nữa không?
Năm phút, mười phút, vẫn không nghe thấy gì cả.
Bố xủ tóc xuống, gượng cười và nói:
-Thôi, lão hiểu rồi đấy! Cái tiếng “chao ôi” ấy chính lão đã tưởng tượng ra! Thôi hãy đi làm việc.